Search
so-do-so-hong-la-gi-cach-phan-biet-that-gia

Sổ Đỏ, Sổ Hồng Là Gì ?




Khi nhắc đến quyền sử dụng đất, các loại nhà ở Việt Nam, chúng ta thường nghe đến khái niệm sổ hồng, sổ đỏ nhà đất ? Vậy sổ đỏ sổ hồng là gì ? Có những loại sổ hồng, sổ đỏ nào? Cách phân biệt thật giả như thế nào? Hãy cùng Nhà Phố Đồng Nai theo dõi những chia sẻ dưới đây để tìm câu trả lời thỏa đáng nhất những thông tin chi tiết về từng loại giấy chứng nhận được ban hành hiện nay.

Sổ Đỏ Là Gì ?

Sổ đỏ là gì ? hay còn gọi là Sổ bìa đỏ là gì ? Tên gọi đầy đủ của sổ đỏ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” cho khu vực ngoài đô thị, tức là khu vực nông thôn. Loại sổ này được bộ tài nguyên và môi trường ban hành.

Tại Sao Lại Gọi Là Sổ Đỏ ?

Tại Sao Lại Gọi Là Sổ Đỏ ? Như đúng tên gọi, sổ đỏ có bìa màu đỏ đậm và được cấp bởi UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cách gọi này là cách gọi nôm la từ ngày xưa chỉ để miêu tả cuốn sổ này theo màu sắc bên ngoài.

Những loại đất được cấp sổ đỏ khá đa dạng và phong phú. Bao gồm có sổ đỏ đất lâm nghiệp, sổ đỏ đất nông nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm nhà ở thuộc nông thôn, sổ đỏ đất thổ cư, Sổ đỏ đất trồng cây lâu năm.

Hình Ảnh Sổ Đỏ Nhà Đất
Hình Ảnh Sổ Đỏ Nhà Đất

Phân loại sổ đỏ theo quyền sử dụng đất :

  • Cấp cho hộ gia đình : Đối tượng được cấp giấy chủ yếu là hộ gia đình do chủ hộ đứng tên (hay còn gọi là sổ hộ). Sổ hộ này muốn thực hiện chuyển nhượng hay giao dịch phải có đủ chữ ký của những thành viên trong sổ hộ khẩu gia đình đủ 18 tuổi trở lên.
  • Cấp cho cá nhân : Đối với sổ cấp cho cá nhân, nhóm cá nhân thì chỉ những cá nhân có tên trên sổ mới có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ có vợ hoặc chồng đứng tên.

Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi mới là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).




Sổ Hồng Là Gì ?

Sổ Hồng là gì ? Tên gọi đầy đủ của sổ hồng là “Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất” tại đô thị, bao gồm nội thành, nội thị xã, thị trấn. Loại sổ này do bộ xây dựng ban hành, có bìa màu hồng.

Tại Sao Lại Gọi Là Sổ Hồng ?

Do mẫu này có trang bìa màu hồng. Nên người dân thường gọi là “sổ hồng”. Đối tượng là cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình, tổ chức có đủ điều kiện được cấp giấy.

Nội dung bên trong sổ hồng sẽ ghi đầy đủ các thông tin có liên quan đến quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Cụ thể như sau:

  • Đối với quyền sử dụng đất: Bên trong sổ hồng sẽ ghi đầy đủ về số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, các loại đất ở Việt Nam, thời hạn sử dụng…
  • Đối với quyền sở hữu nhà ở: Bên trong sổ hồng sẽ ghi đầy đủ các thông tin về diện tích xây dựng, kết cấu nhà, số tầng, diện tích sử dụng chung, riêng…
Hình Ảnh Sổ Hồng
Hình Ảnh Sổ Hồng

UBND quận, thị xã được UBND tỉnh ủy quyền cho phép cấp sổ hồng đối với những người là chủ sở hữu trong phạm vị mà UBND quận, thị xã quản lý.

Đối với sổ hồng, muốn chuyển nhượng hay giao dịch nếu là 1 trong 2 trường hợp sau:

  • Chưa Kết Hôn : Chỉ cần có chữ ký của người đứng tên trên giấy chứng nhận và giấy tờ chứng minh còn độc thân.
  • Đã Kết Hôn : Cần có chữ ký cả 2 vợ chồng.

? Xem Thêm : Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất Là Gì? Quy Trình Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất




Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Là Gì ?

Thực chất 2 loại giấy tờ nêu trên ( sổ đỏ và sổ hồng ) đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tùy theo từng giai đoạn. Ở Việt Nam gồm nhiều loại Giấy chứng nhận về nhà đất.

Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới. Áp dụng chung trên phạm vi cả nước. Với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng hay còn gọi là sổ hồng ). Thay thế cho các mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ ( hay còn gọi là sổ đỏ ).

Mặc dù áp dụng chung một mẫu Giấy chứng nhận. Nhưng các loại Giấy chứng nhận được ban hành trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý. Và không bắt buộc phải đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới (không bắt buộc đổi sang Sổ hồng).

Hình Ảnh Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
Hình Ảnh Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất

Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý. Để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp.

Giấy chứng nhận hiện đang được cấp cho người sử dụng đất. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. Theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất. Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang. In nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen. Và Trang bổ sung nền trắng. Mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm.

Các Loại Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Nào Ngoài Sổ Hồng Và Sổ Đỏ ?

1. Sổ Xanh Là Gì ?

Trong chúng ta không phải ai cũng từng nghe qua thuật ngữ “sổ xanh là gì ?” . Mặc dù không được thường xuyên giao dịch cũng như phổ biến trên thị trường như sổ hồng và sổ đỏ. Nhưng khi gặp giao dịch mua bán với sổ xanh rất nhiều khách hàng đã lúng túng. Vậy Sổ Xanh là gì ? Chúng ta sẽ cùng Nhà Phố Đồng Nai tìm hiểu ngay bên dưới nhé :




Sổ Xanh Là Gì ?
Sổ Xanh Là Gì ?

Sổ Xanh được gọi nôm na theo màu sắc bên ngoài có màu xanh da trời đậm. Bản chất đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do Lâm trường Do lâm trường cấp cho người dân để quản lý, khai thác và trồng rừng. Sổ xanh có thời hạn hay còn được gọi là hình thức cho thuê đất. Khi đã hết thời gian sử dụng đất sẽ bị Lâm trường thu hồi nếu như địa phương đó chưa có chính sách giao đất lại cho người dân.

2. Sổ Trắng Là Gì ?

“Sổ Trắng” là loại giấy tờ chứng minh tài sản chủ quyền trước 30/4/1975. Có Văn tự đoạn mại bất động sản, Bằng khoán điền thổ. Giấy được cấp sau 30-4-1975 có giấy phép mua bán nhà. Giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận (hoặc quyết định) của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà ở…

Những sổ trắng sau thời điểm này vẫn còn nguyên giá trị pháp lý nhà đất. Diện tích đất được ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Có thể xem là chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Hoặc có tên trong sổ đất , sổ địa chính, Sổ đất nông nghiệp.

Sổ Trắng Là Gì ?
Sổ Trắng Là Gì ?

Cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào của cơ quan có thẩm quyền. Quy định cụ thể “sổ trắng” là một trong những loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai 2003.

3. Sổ Đỏ

Sổ đỏ là gì ? Tên gọi đầy đủ của sổ đỏ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” cho khu vực ngoài đô thị. Tức là khu vực nông thôn. Loại sổ này được bộ tài nguyên và môi trường ban hành.

Sổ Đỏ được cấp trước ngày 10/12/2009. Sau ngày này. Bộ Tài Nguyên & Môi trường đã thống nhất một loại giấy chứng nhận chung như hiện nay. Ở phần trên Nhà Phố Đồng Nai đã nêu rõ những đặc điểm nhận biết sổ đỏ và cách phân biệt rồi. bạn có thể kéo lên trên để tham khảo lại nhé




– Trong thực tế, chúng ta có thể gặp 2 loại số đỏ như sau:

  • Mẫu 1, chỉ có tài sản là đất:
  • Mẫu 2 là có cả đất và tài sản gắn liền với đất được cập nhật vào sổ.

Như đã nói ở trên, với đặc điểm là gắn với đất nông nghiệp, lâm nghiệp… Nên  đa phần sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình theo mẫu 1.

4. Sổ Hồng

Khái niệm “Sổ Hồng” như phần trên Nhà Phố Đồng Nai đã nêu rõ. Nhưng thực tế hiện nay có 2 loại sổ hồng như dưới đây:

  • Sổ Hồng Mẫu Cũ : Có bìa sổ có màu hồng. Tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Sổ hồng cũ cũng được quy định nhiều mẫu khác nhau ở từng giai đoạn:
    • Mẫu 1, là mẫu được cấp theo Nghị định 60-CP ngày 05/7/1994  và được cấp cho đất ở tại khu vực đô thị. Trên GCN thể hiện đầy đủ thông tin về chữ sở hữu nhà ở, đất ở và thực trạng nhà ở, đất ở.
    • Mẫu 2, là mẫu được cấp theo theo Điều 44 Nghị định 90/2006/NĐ-CP sau khi Luật Nhà ở 2005 ra đời và cấp cho trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.
  • Sổ Hồng Mẫu Mới : Màu sắc bìa sổ có màu hồng đậm. Tên gọi pháp lý là Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất.
Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Qua Từng Thời Kỳ
Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Qua Từng Thời Kỳ

Để thống nhất trong việc quản lý cấp giấy chứng nhận. Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP và sau đó thì Bộ Tài nguyên và Môi trường. Có Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009.

Theo đó từ ngày 10/12/2009. Người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận mẫu mới có tên là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất. Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sổ Đỏ Và Sổ Hồng Khác Nhau Như Thế Nào ?

Sổ ĐỏSổ Hồng
Ý nghĩaSổ đỏ là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. (theo khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003).– Sổ hồng là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở. Được cấp cho chủ sở hữu theo quy định: Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở. Chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
– Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng chung cư). (Theo Điều 11 Luật Nhà ở 2005).
Nơi Ban HànhDo Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.Do Bộ Xây dựng ban hành
Màu SắcBìa ngoài sổ đỏ có màu đỏ, trang đầu tiên có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”Có màu hồng, bên ngoài trang đầu tiên ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”

3. Sổ Hồng Và Sổ Đỏ Sổ Nào Giá Trị Hơn ?

Để trả lời cho câu hỏi : Sổ Hồng Và Sổ Đỏ Sổ Nào Giá Trị Hơn ? Chúng ta cần xem lại quy định của luật đất đai hiện nay. “Sổ đỏ”“Sổ hồng” chỉ khác nhau ở điểm được cấp trước ngày 10/12/2009. Từ ngày 10/12/2009 thì chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Người sử dụng đất được cấp loại mới.




Tên gọi mới là Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất. Áp dụng trong phạm vi cả nước; nên cách gọi “Sổ hồng”“Sổ đỏ”. Dùng để chỉ Giấy chứng nhận được cấp từ ngày 10/12/2009 đến nay là không khác nhau. Đều chỉ Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Sổ Hồng Hay Sổ Đỏ Quan Trọng Hơn ?
Sổ Hồng Hay Sổ Đỏ Quan Trọng Hơn ?

4. Có Bắt Buộc Đổi Sổ Đỏ Sang Sổ Hồng Mới Hơn ?

Khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai. pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.”

Như vậy, Luật Đất đai hiện hành không bắt buộc đổi giấy chững nhận cũ ( sổ đỏ cũ ) sang loại sổ hồng mới hiện nay.

? Xem Thêm : Tách Thửa Đất Là Gì? Quy Trình Tách Thửa Đất Nông Nghiệp, Thổ Cư

5. Nên Mua Nhà Có Sổ Đỏ Hay Sổ Hồng ?

Về mặt pháp lý, sổ đỏ và sổ hồng đều có tính pháp lý tương đương. Chúng đều là giấy chứng nhận về sở hữu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. 

Ngày 10/12/2009, theo Nghị Định 88/2009/NĐ-CP của Chính Phủ. Đã quy định, thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung.  Tên gọi thống nhất sẽ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Với những sổ đỏ và sổ hồng được cấp trước ngày 10/12/2009. Vẫn có giá trị pháp lý và không cần phải chuyển đổi sang giấy chứng nhận mới. 




Như vậy, thực tế hiện nay đang tồn tại song song 3 loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cả 3 loại này đều có giá trị pháp lý tương đương. Vậy nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng không quan trọng. Điều trọng yếu chính là những giấy tờ đó phải thực sự có tính pháp lý và được xác minh độ chính xác tuyệt đối. 

6. Sổ Hồng Có Giá Trị Bao Nhiêu Năm

Sổ hồng có thời hạn không ? Và sổ hồng có thời hạn bao lâu ? Là những vấn đề khiến nhiều người còn băn khoăn. Trên thực tế, sổ hồng có thời hạn sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, chủ sở hữu cần lưu ý đến thời gian kết thúc giá trị sử dụng của sổ hồng để đảm bảo quyền lợi của mình.

Ví dụ, khi mua nhà chung cư, nhiều khách hàng nghĩ rằng mình có quyền sở hữu căn hộ. Với sổ hồng tương ứng vô thời hạn. Có thể chuyển nhượng từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, sổ hồng nhà chung cư chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian cố định.

Khoản 1, Điều 99, Luật Nhà ở 2014 cũng quy định: “Căn hộ chung cư có thời hạn sử dụng được xác định dựa trên các cấp công trình xây dựng. Và kết luận kiểm định chất lượng nhà ở chung cư của cơ quan quản lý cấp tỉnh.”

  • Sổ hồng chung cư có thời hạn là 20 năm với công trình cấp 4
  • Sổ hồng chung cư có thời hạn là 20 đến 50 năm với công trình cấp 3
  • Sổ hồng chung cư có thời hạn là 50 đến 100 năm với công trình cấp 2
  • Thời hạn sổ hồng chung cư trên 100 năm với công trình cấp 1

Thời hạn được tính theo cấp công trình nhằm phục vụ thực hiện công tác quản lý chất lượng – ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ xây dựng.

Tóm lại, khách hàng nên xem xét kỹ càng về việc sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm – Đã được ghi rõ trước khi ký kết chuyển nhượng, nhận ủy quyền sử dụng.




Thông Tin Ghi Trên Sổ Đỏ, Sổ Hồng

Đối Với Sổ Đỏ

Sổ Đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm một tờ có 04 trang, bìa ngoài có màu đỏ. Trang 2 và 3 có nền trắng được in nền hoa văn trống đồng màu vàng và Trang 4 bổ sung nền trắng; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

Trang 1 Của Sổ Đỏ

  • Ở trang đầu tiên của sổ đỏ có quốc huy nước Việt Nam và dòng chữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo mẫu cũ từ năm 2007 trở về trước.
  • Số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen;
Bìa Đỏ, Mẫu Sổ Đỏ
Bìa Đỏ, Mẫu Sổ Đỏ

Trang 2 Của Sổ Đỏ

  • Phần trên đầu của trang 2 có ghi Nơi Cấp Sổ thường là UBND Thành Phố hoặc UBND Tỉnh
  • Mục I : Tên chủ sử dụng đất, sinh năm, và địa chỉ thường trú.
  • Mục II : Thông tin thửa đất. bao gồm :
    1. Thửa đất số (số thửa đất)
    2. Tờ bản đồ số (số tờ đất)
    3. Địa chỉ thửa đất
    4. Diện tích đất
    5. Hình thức sử dụng đất (là quyền sử dụng chung với ai đó hoặc sử dụng riêng)
    6. Mục đích sử dụng đất ( loại đất gì ví dụ ở tại nông thôn hay đất trồng cây…)
    7. Thời hạn sử dụng đất ( Lâu dài hoặc có thời hạn)
    8. Nguồn gốc sử dụng đất (được tặng cho hoặc chuyển nhượng)
  • Mục III : Tài sản gắn liền với đất (nếu có tài sản gắn liền với đất sẽ được ghi thêm)
  • Mục IV : Ghi chú

Trang 3 Của Sổ Đỏ

  • Mục V : Sơ đồ thửa đất bao gồm
    • Chiều dài các cạnh của thửa đất
    • Hướng đất
    • Tài sản trên đất
    • Các thửa tiếp giáp đất
    • Ngày tháng năm ký và cơ quan ký cấp giấy chứng nhận;
    • Số vào sổ gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được viết tay.

Trang 4 Của Sổ Đỏ

Mục VI : Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nếu có phát sinh chuyển nhượng hoặc thay đổi mục đích sử dụng đất. sẽ được cập nhật ở trang này và ghi rõ ngày tháng năm thay đổi và chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Đối Với Sổ Hồng

Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNTM Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

Trang 1 Của Sổ Hồng

  • Ở trang đầu tiên của sổ hồng có quốc huy nước Việt Nam màu đỏ tươi và dòng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ.
  • Mục I : Tên chủ sử dụng đất, sinh năm, số chứng minh thư hoặc căn cước công dân và địa chỉ thường trú.
  • Số phát hành sổ hồng (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen
  • Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bìa Sổ Hồng
Bìa Sổ Hồng

Trang 2 Của Sổ Hồng

  • Mục II : Thông tin thửa đất,nhà ở và tài sản gắn liền với đất. bao gồm :
    1. Thông tin thửa đất (số tờ/số thửa, địa chỉ,diện tích, mục đích sử dụng…)
    2. Thông tin nhà ở nếu có ( loại nhà ở, diện tích, hình thức sở hữu…)
    3. Công trình xây dựng khác (nếu có)
    4. Rừng sản xuất là rừng trồng (nếu có)
    5. Cây lâu năm ( nếu có)
    6. Ghi chú.
    7. Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;
    8. Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.

Trang 3 Của Sổ Hồng

  • Mục III : Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất
    • Chiều dài các cạnh của thửa đất
    • Hướng đất
    • Tài sản trên đất
    • Các thửa tiếp giáp đất
  • Mục IV : Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trang 4 Của Sổ Hồng

  • Mục IV : Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nếu có phát sinh chuyển nhượng hoặc thay đổi mục đích sử dụng đất. sẽ được cập nhật ở trang này và ghi rõ ngày tháng năm thay đổi và chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.




  • Mã vạch của giấy chứng nhận.

Điều Kiện Để Được Cấp Sổ Đỏ

Hồ Sơ Cấp Sổ Đỏ Lần Đầu

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Điều kiện để được cấp sổ đỏ thì hộ gia đình, cá nhân phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK. 
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, cụ thể:

  • Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó (thông thường tài sản cần đăng ký là nhà ở).

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).

Lưu ý: Theo khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được lựa chọn nộp bản sao hoặc bản chính giấy tờ, cụ thể:

  • Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
  • Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.
  • Nộp bản chính giấy tờ.

Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Lần Đầu

Bước 1. Nộp hồ sơ

  • Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu
  • Cách 2: Không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn

Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Lần Đầu Nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.




Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Trong bước này người dân chỉ cần lưu ý vấn đề sau:

  • Khi nhận được thông báo của chi cục thuế thì hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo như: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).
  • Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính và xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.

Lưu ý: Chỉ được nhận Giấy chứng nhận khi đã nộp xong các khoản tiền, trừ trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất.

Bước 4. Trả kết quả




Thời Gian Cấp Sổ Đỏ Mất Bao Lâu ?

Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian giải quyết được quy định như sau:

  • Thời Gian Cấp Sổ Đỏ Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Thời gian trên không tính các khoảng thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.

Cách Phân Biệt Sổ Đỏ Sổ Hồng Thật – Giả

Sổ hồng, sổ đỏ là những giấy tờ có giá trị tài sản rất lớn. Vì thế, hiện nay nhiều người sẵn sàng làm sổ hồng, sổ đỏ giả để trục lợi. Do đó, Cách Phân Biệt Sổ Đỏ Sổ Hồng để đảm bảo mọi giao dịch được thực hiện dựa trên sổ hồng. Sổ đỏ thật thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài cách phân biệt sau đây :

1. Kiểm Tra Bằng Kính Lúp

Sổ đỏ, sổ hồng thật: Sử dụng công nghệ in offset nên có màu sắc sắc nét, cùng một màu mực trên một chi tiết in. Mọi họa tiết, hoa văn trên giấy màu hồng đều được tạo bởi tổ hợp các chấm mực màu hồng.

Sổ đỏ, sổ hồng giả: Sử dụng công nghệ in màu kỹ thuật số nên sẽ thấy nhiều hạt mực có màu sắc khác nhau trên một chi tiết in. Bên cạnh đó, màu sắc mờ nhạt, không sắc nét. Xuất hiện nhiều chấm mực màu hồng khác nhau ở trên những họa tiết. Hoa văn màu hồng trên giấy.

Cách Phân Biệt Sổ Đỏ Sổ Hồng Thật Giả
Cách Phân Biệt Sổ Đỏ Sổ Hồng Thật Giả

2. Kiểm Tra Bằng Ánh Đèn Pin

Cách kiểm tra: Dùng ánh sáng đèn pin chiếu xiên một góc 10 – 20 độ tại góc dưới bên phải có hình dấu ở mặt trước.

Cách nhận biết Sổ đỏ, sổ hồng thật :




  • Cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng thật khi thực hiện phương pháp chiếu xiên trên. Thì ở bên phải mặt trước thuộc vị trí góc dưới sẽ nhận ra mã số hiệu. Mã số này được in hoặc đóng bằng phương pháp in typo ở vị trí chính giữa dấu nổi.
  • Hình dấu rất rõ nội dung và được tạo bằng các chi tiết lồi.

Cách nhận biết Sổ đỏ, sổ hồng giả :

  • Trong khi đó những giấy tờ giả, mã số hiệu này sẽ đóng hoặc in lệch so với hình dấu nổi. Hơn nữa công nghệ in màu kỹ thuật số nên rất mờ và không sắc nét.
  • Hình dấu không rõ nội dung và được tạo ra bởi các chi tiết lõm.

3. Kiểm Tra Kỹ Con Dấu

Nhiều trường hợp, sử dụng phôi thật nhưng các yếu tố khác đều là giả như chữ ký. Hình dấu, sổ giả. Vì vậy, bạn có thể kiểm tra kỹ con dấu.

  • Sổ thật: Hình của con dấu sổ thật sẽ có màu đồng nhất và không bị lẫn lộn với những màu khác.
  • Sổ giả: Hình con dấu chỉ cần quan sát thật kỹ, bạn sẽ thấy xuất hiện màu vàng hoặc xanh xen lẫn với màu đỏ đen.

4. Kiểm Tra Ngay Tại Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất

Để chắc chắn, sổ hồng, sổ đỏ có phải là thật hay không thì cách tốt nhất bạn hãy mang đến Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất. Tại đây, cơ quan chức năng sẽ dễ dàng nhận định được đó là sổ giả hay sổ thật.

Từ những thông tin trên đây. Các bạn đã hiểu về sổ đỏ và sổ hồng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như cách phân biệt sổ hồng, sổ đỏ thật giả. Hi vọng, những chia sẻ này sẽ giúp các bạn thực hiện. Các giao dịch mua bán đất động sản đúng sổ thật để tránh những thiệt hại lớn về tiền bạc.

Hãy liên hệ với NHÀ PHỐ ĐỒNG NAI để được tư vấn kỹ càng hơn về sổ hồng ở Biên Hòa. Long Thành , Trảng Bom và tất cả các Huyện.

? Xem Thêm : Quy Trình Và Thủ Tục Mua Bán Nhà Đất An Toàn, Hiệu Quả




5/5 - (2 bình chọn)



Nếu bạn thấy hữu ích, hãy chia sẻ bài viết này đến bạn bè người thân và gia đình bằng cách bấm vào nút bên dưới đây :

Bài Viết Liên Quan

Index