Huyện Dầu Tiếng là một trong 9 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Bình Dương hiện nay. Huyện có hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất của Nước ta và Đông Nam Á. Hãy cùng Nhà Phố Đồng Nai tìm hiểu về bản đồ hành chính & quy hoạch đến năm 2030 mới nhất của Huyện Dầu Tiếng và các xã/thị trấn ở bài viết dưới đây nhé !!!
Giới Thiệu Về Huyện Dầu Tiếng
Dầu Tiếng là một huyện phía bắc của tỉnh Bình Dương, cách trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương khoảng 50 km. Huyện có diện tích tự nhiên 721,10 km². Đơn vị hành chính: 11 xã, 01 thị trấn với 89 ấp, khu phố. Trung tâm hành chính huyện đặt tại thị trấn Dầu Tiếng tọa lạc ở vị trí 11020’ kinh độ đông và 106020’ vĩ độ bắc.
Theo một số thư tịch ở miền Nam (trước năm 1975) thì tên gọi “Dầu Tiếng” đã có từ trước khi thực dân Pháp đặt chân tới vùng đất này. Từ thế kỷ XVII, XVIII, nơi đây còn là rừng nguyên sinh trải dài trên vùng đất xám do hai con sông Sài Gòn ở phía tây và sông Thị Tính ở phía đông bồi đắp tạo thành hình chữ V ôm lấy vùng đất Dầu Tiếng từ ba mặt. Bên bờ sông Sài Gòn, khu vực Cầu Tàu bây giờ, thuở ấy có một cây cầu dầu lớn (ba, bốn người ôm không xuể) đổ xuống, thân nằm vắt ngang dòng sông, làm thành một chiếc cầu tự nhiên.
Cây dầu với độ lớn và vị trí của nó đã thành danh do người dân sinh sống nơi đây và những người qua lại làm ăn gọi mãi thành quen. Từ đó, nhân dân lấy tên cây “dầu” có “tiếng” này để gọi tên vùng đất huyện “Dầu Tiếng” ngày nay.
Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Huyện Dầu Tiếng
- Thời kỳ chống pháp năm 1946, quận Dầu Tiếng thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Goomg các làng Định Thành và Thanh Tuyền thuộc tổng Bình Thạnh Thượng trước đây.
- Ngày 15 /02/1955, tỉnh Thủ Dầu Một được chia ra làm 6 quận. Quận Dầu Tiếng bao gồm một phần tổng Bình Thạnh Thượng với 4 thôn: Định Thành, Thanh An, Thanh Tuyền, Kiến An.
- Ngày 14/12/1955, Đại biểu Chính phủ tại Nam Việt thành lập ba làng mới lấy tên là Rạch Kiến tách từ làng Thanh Tuyền ở ven lộ 14, các làng Xuân Ninh và Trà Cổ nằm trong khu rừng cấm 171 tách khỏi làng Kiến An thuộc quận Dầu Tiếng.
- Ngày 22/10/1956 Chính quyền Sài Gòn chia tỉnh Thủ Dầu Một thành 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long. Quận Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương, gồm 1 tổng Bình Thạnh Thượng với 8 xã: Định Thành, Thanh An, Thanh Tuyền, Định Phước, Định Thọ, Định An, Định Thới. Quận lỵ Dầu Tiếng đặt ở xã Định Thành.
- Ngày 2/7/1962, Chính quyền Sài Gòn đổi tên quận Dầu Tiếng thành quận Trị Tâm và thành lập ở quận này một xã mới tên là xã Thủ Nhơn.
- Ngày 14 /03/1963, Chính quyền Sài Gòn sáp nhập xã Bến Củi thuộc quận Khiêm Hanh, tỉnh Tây Ninh vào quận Trị Tâm.
- Ngày 20/01/1967, xã Bến Củi thuộc quận Trị Tâm lại được trả về cho quận Khiêm Hanh, tỉnh Tây Ninh.

Sau Giải Phóng 1975
- Sau năm 1975, quận Trị Tâm đổi thành huyện Dầu Tiếng.
- Tháng 2/1976, 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long hợp nhất thành tỉnh Sông Bé, huyện Dầu Tiếng thuộc tỉnh Sông Bé.
- Ngày 11/3/1977, sáp nhập huyện Dầu Tiếng vào huyện Bến Cát.
- Ngày 29 /8/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 101/1994/QĐ-CP về việc chuyển xã Định Thành thành thị trấn Dầu Tiếng thuộc huyện Bến Cát.
- Ngày 6/11/1996, tỉnh Bình Dương được tái lập từ tỉnh Sông Bé, huyện Bến Cát thuộc huyện Bình Dương.
- Ngày 23 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 58/1999/NĐ-CP. Theo đó:
- Điều chỉnh 1.800 ha diện tích tự nhiên và 1.007 nhân khẩu của thị trấn Dầu Tiếng sáp nhập vào xã Định Hiệp
- Thành lập xã Định An trên cơ sở 11.570 ha diện tích tự nhiên và 5.377 nhân khẩu của xã Định Hiệp.
- Tái lập huyện Dầu Tiếng trên cơ sở 72.010 ha diện tích tự nhiên và 82.787 nhân khẩu của huyện Bến Cát.
- Ngày 17/11/ 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 190/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh 1.477 ha diện tích tự nhiên và 950 nhân khẩu của xã Minh Tân về xã Long Hòa quản lý.
Như vậy, huyện Dầu Tiếng có 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay.
Huyện Dầu Tiếng Ở Đâu ?
Huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Bình Dương, cách thành phố Thủ Dầu Một 50 km về hướng tây bắc, cách Hồ Dầu Tiếng 7 km về hướng nam và có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp : huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và giáp huyện Bàu Bàng
- Phía tây giáp : thị xã Trảng Bàng và huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh)
- Phía nam giáp : huyện Củ Chi (TP.HCM) và thị xã Bến Cát
- Phía bắc giáp : huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước và huyện Tân Châu (Tây Ninh)

Trung tâm hành chính của huyện được đặt tại thị trấn Dầu Tiếng nằm trên đường tỉnh lộ 744. Tỉnh lộ 240 theo hướng đông nam đi thị xã Bến Cát, tỉnh lộ 239 theo hướng đông bắc đi huyện Chơn Thành (Bình Phước).
Vị Trí Huyện Dầu Tiếng Trên Google Map
Điều Kiện Tự Nhiên
Đất đai Dầu Tiếng chủ yếu là đất xám nâu và đất xám phù hợp trồng các loại cây công nghiệp như cao su, điều và cây công nghiệp ngắn ngày. Địa hình gò đồi nhấp nhô, lượn thoải dần về phía Nam. Phía Bắc có dãy Núi Cậu, tổ hợp của 02 ngọn Núi Ông và Tha La. Nằm trong khu vực nhiệt đới vùng Đông Nam Bộ, Dầu Tiếng có chung đặc điểm là nắng nóng và mưa nhiều. Tuy nhiên, khí hậu ở đây tương đối ôn hòa, ít thiên tai, bão lụt.
Nhiệt Độ
Nhiệt độ trung bình ở Dầu Tiếng khoảng 26,7ºC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 38ºC và thấp nhất khoảng 18ºC (ban đêm) và 19ºC vào sáng sớm.

Lượng Mưa
Lượng nước mưa trung bình ở Dầu Tiếng hàng năm từ 1800mm đến 1900mm.

Sông Ngòi
Sông ngòi ở Dầu Tiếng có 02 con sông (Sài Gòn và Thị Tính). Sông Sài Gòn chảy qua Dầu Tiếng ở phía Tây và Tây Nam với khoảng chiều dài 50km. Tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Dầu Tiếng với Tây Ninh. Giữa Dầu Tiếng với Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) và sau đó đổ vào sông Đồng Nai ở Tân Thuận Đông. (Trong kháng chiến chống Mỹ, sông Sài Gòn trở thành “sông gạo và máu” của cán bộ, chiến sĩ ta. Nơi ghi dấu biết bao chiến công cùng sự hy sinh anh dũng của bộ đội. Và nhân dân trong vận chuyển lương thực-vũ khí cho cho kháng chiến).
Sông Thị Tính nằm ở phía Đông huyện Dầu Tiếng. Bắt nguồn từ Căm Xe chảy qua Bến Cát rồi đổ vào sông Sài Gòn ở Cầu Ông Cộ. Hai dòng sông trên cung cấp nguồn nước, mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở một số xã và điều tiết khí hậu cho địa phương. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hàng chục con suối cùng với một số hồ nước khá lớn như: hồ Cần Nôm, hồ Dầu Tiếng.
Đặc biệt hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất của Nước ta và Đông Nam Á. Với diện tích mặt nước 2.560 ha. Dung tích chứa trên 1,5 tỷ m³ nước. Hồ đã cung cấpnguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Mang lợi nhiều lợi ích phát triển kinh tế không chỉ cho huyện Dầu Tiếng mà còn nhiều địa phương khác (tỉnh Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An).
? Tra Cứu Bản Đồ Quy Hoạch Bình Phước Mới Nhất
Bản Đồ Dân Cư
Huyện Dầu Tiếng có dân số năm 2021 là 118.057 người, mật độ dân số thưa hơn các huyện khác trong tỉnh đạt: 164 người/km². Trong đó người dân sống tại đô thị chiếm 20,6% và sống ở vùng nông thôn chiếm 79,4%.
Về dân tộc, tôn giáo: Đa số huyện Dầu Tiếng dân tộc kinh là chủ yếu (khoảng 97,2%). Ngoài ra, có 18 dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã, thị trấn (tập trung nhiều nhất ở Minh Hòa, Minh Tân), gồm 955 hộ với 2.967 khẩu, chiếm khoảng 2,68% dân số huyện(Khơme, Chăm, Tày, Nùng, STiêng, Châu ro, Mường, Thái, Sán dìu, Êđê…). Có 05 tôn giáo được Nhà nước công nhận đang hoạt động, đó là: Phật giáo, Cao đài, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo.

Nhìn chung hoạt động của các tôn giáo ổn định, trật tự an toàn xã hội trong vùng có đông đồng bào tôn giáo được đảm bảo. Các chức sắc tôn giáo, đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số cùng với nhân dân sống hòa thuận, đa số có đời sống kinh tế phát triển khá, tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.x
Tiềm Năng Phát Triển Kinh Tế Huyện Dầu Tiếng
Kinh tế toàn huyện luôn giữ nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, đúng hướng, phù hợp với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân hàng năm 14,56% (bình quân 16 năm); thu nhập bình quân đầu người hiện nay đạt 36 triệu đồng/năm. Đến nay có 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới và Chính phủ công nhận Huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Thế mạnh kinh tế của huyện Dầu Tiếng là nông nghiệp, Cao su vẫn là cây trồng chủ lực của huyện, diện tích cây cao su trên địa bàn huyện là 50.270ha. Diện tích cây ăn quả 580ha. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây lương thực và rau màu ước đạt 4.077ha, trong đó diện tích lúa xuống giống 681ha.
Bản Đồ Hành Chính Huyện Dầu Tiếng

Huyện Dầu Tiếng có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Dầu Tiếng (huyện lỵ) và 11 xã: An Lập, Định An, Định Hiệp, Định Thành, Long Hòa, Long Tân, Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh, Thanh An, Thanh Tuyền.
Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Dầu Tiếng

Quy Hoạch Giao Thông Huyện Dầu Tiếng
Trên địa bàn Dầu Tiếng từ xưa đã có đường thủy, đường bộ. Thông thương với các vùng kinh tế, dân cư trong tỉnh. Liên tỉnh lộ 14 (đường 744) nối từ quốc lộ 13 đoạn phía Bắc thành phố Thủ Dầu Một. Chạy xuyên dọc từ Đông Nam lên Tây Bắc hết địa phận Dầu Tiếng. Qua Núi Cậu gặp Quốc lộ 13 phía Bắc huyện. (Đây là con đường mà mỗi tất đất. Gốc cây còn in dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân Dầu Tiếng).

Với việc nâng cấp tuyến đường ĐT744, thực hiện dự án đường dẫn. Cầu nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh tại khu phố 6. Thị trấn Dầu Tiếng đã tạo thuận lợi giao thương. Tạo động lực, nền tảng cho sự phát triển của huyện.
Bên cạnh hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Huyện cũng quan tâm đầu tư nâng cấp các trường học, cơ sở vật chất văn hóa. Đến nay, toàn huyện có 30/46 trường được lầu hóa đạt 65,22%. Và 37/46 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 80,43%.
Những Khu Công nghiệp Tại Huyện Dầu Tiếng

Cụm Công Nghiệp Thanh An
- Chủ Đầu Tư : Công ty TNHH Cửu Long
- Địa điểm: xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
- Năm thành lập: 2006
- Vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư là 140 tỷ đồng
- Diện tích phê duyệt quy hoạch: 49,1686 ha.

Hiện nay, ngoài cụm công nghiệp Thanh An đang hoạt động. Toàn huyện hiện có 364 doanh nghiệp. Thời gian tới huyện Dầu Tiếng sẽ xin chủ trương của tỉnh. Quy hoạch phát triển thêm 8 khu công nghiệp. Với tổng diện tích ước khoảng 7.057ha. Và 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích tăng thêm ước 864,94ha. Trong đó có, dự án Cụm công nghiệp An Lập. Phần lớn quỹ đất được quy hoạch làm khu, cụm công nghiệp. Dự kiến được lấy từ nguồn đất cao su thuộc diện tái cơ cấu của Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng.
Danh Sách Trường Học Các Cấp Tại Huyện Dầu Tiếng

1. Danh Sách Trường Tiểu Học Huyện Dầu Tiếng
- Trường Tiểu học Thanh Tân
- Trường Tiểu học Long Hoà
- Trường Tiểu học Ván Hương
- Trường Tiểu học Long Tân
- Trường Tiểu học An Lập
- Trường Tiểu học Thanh Tuyền
- Trường Tiểu học Bến Súc
- Trường Tiểu học Thanh An
- Trường Tiểu học Ngô Quyền
- Trường Tiểu học Định Phước
- Trường Tiểu học Định Thành
- Trường Tiểu học Định Hiệp
- Trường Tiểu học Định An
- Trường Tiểu học Minh Tân
- Trường Tiểu học Hoà Lộc
- Trường Tiểu học Minh Hoà
- Trường Tiểu học Minh Thạnh
- Trường Tiểu học Dầu Tiếng
2. Danh Sách Trường THCS Huyện Dầu Tiếng
- Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Thị Trấn Dầu Tiếng, Huyện Dầu Tiếng
- Trường THCS An Lập
- Xã An Lập Huyện Dầu Tiếng
- Trường THCS Long Hòa
- Xã Long Hòa, Huyện Dầu Tiếng
- Trường THCS Thanh An
- Xã Thanh An, Huyện Dầu Tiếng
- Trường THCS Định Hiệp
- Xã Định Hiệp, Huyện Dầu Tiếng
- Trường THCS Định An
- Xã Định An, Huyện Dầu Tiếng
- Trường THCS Minh Hòa
- Xã Minh Hòa, Huyện Dầu Tiếng
- Trường THCS Minh Tân
- Xã Minh Tân, Huyện Dầu Tiếng
- Trường THCS Minh Thạnh
- Xã Minh Thạnh, Huyện Dầu Tiếng.
3. Danh Sách Trường THPT Huyện Dầu Tiếng
- Trường THPT Dầu Tiếng
- Khu phố 4B, Thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng
- Trường THPT Long Hòa
- DT 240, Xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng
- Trường THPT Phan Bội Châu
- Xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng
- Trường THPT Thanh Tuyền
- Ấp Chợ, Xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng
Danh Sách Địa Điểm Du Lịch Tại Dầu Tiếng
Hồ Dầu Tiếng
Hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo “lớn nhất” Việt Nam. Hồ Dầu Tiếng không chỉ có vai trò quan trọng về thủy lợi. Là điều phối nước cho sông Sài Gòn mà đây còn là một điểm du lịch thu hút nhiều du khách.
Hồ có diện tích trải dài trên địa phận ba tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Hồ có phong cảnh hữu tình và hệ sinh thái độc đáo. Cảnh quan hai bên bờ thơ mộng lại thêm mặt hồ trải dài trên một diện tích lên tới 27.000 ha. Tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.

Trên đây là bài viết chia sẻ về những hiểu biết của Nhà Phố Đồng Nai. Về bản đồ huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về Dầu Tiếng Bình Dương hơn. Cảm ơn quý khách đã tham khảo bài viết này !!! Anh/chị có thể xem về bản đồ của địa điểm khác trong khu vực ngay bên dưới :
Bản đồ Thủ Dầu Một | Bản đồ Dĩ An | Bản đồ Thuận An | Bản đồ Bến Cát | Bản đồ Tân Uyên | Bản đồ Bắc Tân Uyên | Bản đồ Dầu Tiếng | Bản đồ Bàu Bàng | Bản đồ Phú Giáo | Bản đồ Thành Phố Mới | Bản đồ Bình Dương