Cung mệnh là một khái niệm thường xuất hiện trong lĩnh vực tử vi và phong thủy, luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xem vận mệnh, chọn vật phẩm phong thủy, thiết kế nhà cửa, và nhiều ứng dụng khác.… Để giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này và tận dụng cung mệnh để định hình cuộc sống hạnh phúc. Bài viết dưới đây Nhà Phố Đồng Nai sẽ giải thích cung mệnh là gì ? ý nghĩa từng cung mệnh ? cách xem cung mệnh cũng như những ứng dụng của cung mệnh trong phong thủy nhà ở. Hãy cùng tìm hiểu ngay thôi nào !!
1. Cung Mệnh Là Gì ?
Cung mệnh còn gọi là bản mệnh hoặc cung phi là một khái niệm thường xuất hiện trong tử vi, tướng pháp và phong thủy bát trạch. Nó là hình ảnh của số phận và duyên số của mỗi người, được tạo ra từ thời điểm lúc chào đời và gắn liền suốt đời. Cung mệnh giúp dự báo vận mệnh, tình duyên, sự nghiệp, và thậm chí cả việc xây nhà, thiết kế nội thất, và chọn vật phẩm phong thủy.

Cung mệnh của mỗi người phản ánh qua bốn biến số: giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, và năm sinh. Hệ tọa độ này phản chiếu sự biến đổi của mọi vật trong vũ trụ dựa trên ngũ hành và bát quái.
1.1. Các Yếu Tố Của Cung Mệnh
Cung mệnh gồm 3 yếu tố chính:
- Hành Mệnh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
- Cung Phi: Càn, Khôn, Đoài, Cấn, Chấn, Ly, Khảm.
- Phương Vị: Đông, Đông Nam, Tây, Tây Bắc, Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Nam.
Ví dụ, cung Càn thuộc phương vị Tây và ngũ hành Kim; cung Ly thuộc phương vị Nam và ngũ hành Hỏa.
1.2. Cách Xem Cung Mệnh Trong Tử Vi
Cung mệnh được tính dựa vào năm sinh âm lịch và khác biệt giữa nam và nữ. Ví dụ, cùng sinh năm 1980, người nữ thuộc cung mệnh Tốn và người nam thuộc cung mệnh Khôn. Cách tính cung mệnh có thể phức tạp, nhưng ngày nay nhiều người áp dụng cách đơn giản hơn dựa trên phép tính các con số của năm sinh sau đó tra bảng có sẵn.
Cung mệnh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đường hướng cuộc sống và làm cho cuộc sống trở nên hài hòa và tốt lành. Hãy để chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn về cung mệnh và cách nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
2. Bảng Tra Cứu Cung Mệnh Theo Tuổi Cho 12 Con Giáp Chi Tiết
Trong ngũ hành tương sinh – tương khắc, chúng ta có 5 mệnh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi mệnh này liên quan mật thiết đến các mối quan hệ tương sinh và tương khắc, tạo nên một hệ thống phức tạp và đầy màu sắc. Mỗi mệnh này gồm nhiều cung khác nhau như: cung Càn, Đoài thuộc hành Kim, cung Cấn, Khôn thuộc hành Thổ, cung Chấn, Tốn thuộc hành Mộc, cung Khảm thuộc hành Thủy, cung Ly thuộc hành Hỏa.
Điều này sẽ giúp bạn xem tuổi làm ăn, xem ngày giờ tốt xấu, kết duyên vợ chồng, xem hướng nhà, chọn màu sắc phù hợp, hay tìm con số may mắn theo đúng với tính cách và đặc điểm của mình thì ta đều căn cứ vào các cung, mệnh này để tra cứu.
Dưới đây, Nhà Phố Đồng Nai gửi đến bạn đọc bảng tra cứu cung, mệnh cho các năm từ 1930-2030. bạn vui lòng chọn năm sinh để biết thêm thông tin về tuổi của mình.
Bảng Tra Cứu Cung, Mệnh Cho Các Tuổi Từ 1930-2030 | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|
Năm Sinh | Âm Lịch | Giải Nghĩa | Ngũ Hành | Giải Nghĩa | Cung Nam | Cung Nữ |
1930 | Canh Ngọ | Thất Lý Chi Mã (Ngựa trong nhà) |
Thổ + | Lộ Bàng Thổ (Đất đường đi) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1931 | Tân Mùi | Đắc Lộc Chi Dương (Dê có lộc) |
Thổ - | Lộ Bàng Thổ (Đất đường đi) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1932 | Nhâm Thân | Thanh Tú Chi Hầu (Khỉ thanh tú) |
Kim + | Kiếm Phong Kim (Vàng mũi kiếm) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1933 | Quý Dậu | Lâu Túc Kê (Gà nhà gác) |
Kim - | Kiếm Phong Kim (Vàng mũi kiếm) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1934 | Giáp Tuất | Thủ Thân Chi Cẩu (Chó giữ mình) |
Hỏa + | Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên núi) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1935 | Ất Hợi | Quá Vãng Chi Trư (Lợn hay đi) |
Hỏa - | Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên núi) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1936 | Bính Tý | Điền Nội Chi Thử (Chuột trong ruộng) |
Thủy + | Giản Hạ Thủy (Nước khe suối) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1937 | Đinh Sửu | Hồ Nội Chi Ngưu (Trâu trong hồ nước) |
Thủy - | Giản Hạ Thủy (Nước khe suối) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1938 | Mậu Dần | Quá Sơn Chi Hổ (Hổ qua rừng) |
Thổ + | Thành Đầu Thổ (Đất trên thành) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1939 | Kỷ Mão | Sơn Lâm Chi Thố (Thỏ ở rừng) |
Thổ - | Thành Đầu Thổ (Đất trên thành) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1940 | Canh Thìn | Thứ Tính Chi Long (Rồng khoan dung) |
Kim + | Bạch Lạp Kim (Vàng sáp ong) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1941 | Tân Tỵ | Đông Tàng Chi Xà (Rắn ngủ đông) |
Kim - | Bạch Lạp Kim (Vàng sáp ong) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1942 | Nhâm Ngọ | Quân Trung Chi Mã (Ngựa chiến) |
Mộc + | Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1943 | Quý Mùi | Quần Nội Chi Dương (Dê trong đàn) |
Mộc - | Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1944 | Giáp Thân | Quá Thụ Chi Hầu (Khỉ leo cây) |
Thủy + | Tuyền Trung Thủy (Nước trong suối) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1945 | Ất Dậu | Xướng Ngọ Chi Kê (Gà gáy trưa) |
Thủy - | Tuyền Trung Thủy (Nước trong suối) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1946 | Bính Tuất | Tự Miên Chi Cẩu (Chó đang ngủ) |
Thổ + | Ốc Thượng Thổ (Đất nóc nhà) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1947 | Đinh Hợi | Quá Sơn Chi Trư (Lợn qua núi) |
Thổ - | Ốc Thượng Thổ (Đất nóc nhà) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1948 | Mậu Tý | Thương Nội Chi Trư (Chuột trong kho) |
Hỏa + | Thích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1949 | Kỷ Sửu | Lâm Nội Chi Ngưu (Trâu trong chuồng) |
Hỏa - | Thích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1950 | Canh Dần | Xuất Sơn Chi Hổ (Hổ xuống núi) |
Mộc + | Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1951 | Tân Mão | Ẩn Huyệt Chi Thố (Thỏ trong hang) |
Mộc - | Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1952 | Nhâm Thìn | Hành Vũ Chi Long (Rồng phun mưa) |
Thủy + | Trường Lưu Thủy (Nước chảy mạnh) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1953 | Quý Tỵ | Thảo Trung Chi Xà (Rắn trong cỏ) |
Thủy - | Trường Lưu Thủy (Nước chảy mạnh) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1954 | Giáp Ngọ | Vân Trung Chi Mã (Ngựa trong mây) |
Kim + | Sa Trung Kim (Vàng trong cát) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1955 | Ất Mùi | Kính Trọng Chi Dương (Dê được quý mến) |
Kim - | Sa Trung Kim (Vàng trong cát) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1956 | Bính Thân | Sơn Thượng Chi Hầu (Khỉ trên núi) |
Hỏa + | Sơn Hạ Hỏa (Lửa trên núi) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1957 | Đinh Dậu | Độc Lập Chi Kê (Gà độc thân) |
Hỏa - | Sơn Hạ Hỏa (Lửa trên núi) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1958 | Mậu Tuất | Tiến Sơn Chi Cẩu (Chó vào núi) |
Mộc + | Bình Địa Mộc (Gỗ đồng bằng) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1959 | Kỷ Hợi | Đạo Viện Chi Trư (Lợn trong tu viện) |
Mộc - | Bình Địa Mộc (Gỗ đồng bằng) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1960 | Canh Tý | Lương Thượng Chi Thử (Chuột trên xà) |
Thổ + | Bích Thượng Thổ (Đất tò vò) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1961 | Tân Sửu | Lộ Đồ Chi Ngưu (Trâu trên đường) |
Thổ - | Bích Thượng Thổ (Đất tò vò) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1962 | Nhâm Dần | Quá Lâm Chi Hổ (Hổ qua rừng) |
Kim + | Kim Bạch Kim (Vàng pha bạc) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1963 | Quý Mão | Quá Lâm Chi Thố (Thỏ qua rừng) |
Kim - | Kim Bạch Kim (Vàng pha bạc) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1964 | Giáp Thìn | Phục Đầm Chi Lâm (Rồng ẩn ở đầm) |
Hỏa + | Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1965 | Ất Tỵ | Xuất Huyệt Chi Xà (Rắn rời hang) |
Hỏa - | Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1966 | Bính Ngọ | Hành Lộ Chi Mã (Ngựa chạy trên đường) |
Thủy + | Thiên Hà Thủy (Nước trên trời) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1967 | Đinh Mùi | Thất Quần Chi Dương (Dê lạc đàn) |
Thủy - | Thiên Hà Thủy (Nước trên trời) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1968 | Mậu Thân | Độc Lập Chi Hầu (Khỉ độc thân) |
Thổ + | Đại Trạch Thổ (Đất nền nhà) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1969 | Kỷ Dậu | Báo Hiệu Chi Kê (Gà gáy) |
Thổ - | Đại Trạch Thổ (Đất nền nhà) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1970 | Canh Tuất | Tự Quan Chi Cẩu (Chó nhà chùa) |
Kim + | Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1971 | Tân Hợi | Khuyên Dưỡng Chi Trư (Lợn nuôi nhốt) |
Kim - | Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1972 | Nhâm Tý | Sơn Thượng Chi Thử (Chuột trên núi) |
Mộc + | Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1973 | Quý Sửu | Lan Ngoại Chi Ngưu (Trâu ngoài chuồng) |
Mộc - | Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1974 | Giáp Dần | Lập Định Chi Hổ (Hổ tự lập) |
Thủy + | Đại Khe Thủy (Nước khe lớn) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1975 | Ất Mão | Đắc Đạo Chi Thố (Thỏ đắc đạo) |
Thủy - | Đại Khe Thủy (Nước khe lớn) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1976 | Bính Thìn | Thiên Thượng Chi Long (Rồng trên trời) |
Thổ + | Sa Trung Thổ (Đất pha cát) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1977 | Đinh Tỵ | Đầm Nội Chi Xà (Rắn trong đầm) |
Thổ - | Sa Trung Thổ (Đất pha cát) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1978 | Mậu Ngọ | Cứu Nội Chi Mã (Ngựa trong chuồng) |
Hỏa + | Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1979 | Kỷ Mùi | Thảo Dã Chi Dương (Dê đồng cỏ) |
Hỏa - | Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1980 | Canh Thân | Thực Quả Chi Hầu (Khỉ ăn hoa quả) |
Mộc + | Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu đá) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1981 | Tân Dậu | Long Tàng Chi Kê (Gà trong lồng) |
Mộc - | Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu đá) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1982 | Nhâm Tuất | Cố Gia Chi Khuyển (Chó về nhà) |
Thủy + | Đại Hải Thủy (Nước biển lớn) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1983 | Quý Hợi | Lâm Hạ Chi Trư (Lợn trong rừng) |
Thủy - | Đại Hải Thủy (Nước biển lớn) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1984 | Giáp Tý | Ốc Thượng Chi Thử (Chuột ở nóc nhà) |
Kim + | Hải Trung Kim (Vàng trong biển) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1985 | Ất Sửu | Hải Nội Chi Ngưu (Trâu trong biển) |
Kim - | Hải Trung Kim (Vàng trong biển) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1986 | Bính Dần | Sơn Lâm Chi Hổ (Hổ trong rừng) |
Hỏa + | Lư Trung Hỏa (Lửa trong lò) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1987 | Đinh Mão | Vọng Nguyệt Chi Thố (Thỏ ngắm trăng) |
Hỏa - | Lư Trung Hỏa (Lửa trong lò) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1988 | Mậu Thìn | Thanh Ôn Chi Long (Rồng ôn hoà) |
Mộc + | Đại Lâm Mộc (Gỗ rừng già) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1989 | Kỷ Tỵ | Phúc Khí Chi Xà (Rắn có phúc) |
Mộc - | Đại Lâm Mộc (Gỗ rừng già) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1990 | Canh Ngọ | Thất Lý Chi Mã (Ngựa trong nhà) |
Thổ + | Lộ Bàng Thổ (Đất đường đi) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
1991 | Tân Mùi | Đắc Lộc Chi Dương (Dê có lộc) |
Thổ - | Lộ Bàng Thổ (Đất đường đi) |
Ly Hoả | Càn Kim |
1992 | Nhâm Thân | Thanh Tú Chi Hầu (Khỉ thanh tú) |
Kim + | Kiếm Phong Kim (Vàng mũi kiếm) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
1993 | Quý Dậu | Lâu Túc Kê (Gà nhà gác) |
Kim - | Kiếm Phong Kim (Vàng mũi kiếm) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
1994 | Giáp Tuất | Thủ Thân Chi Cẩu (Chó giữ mình) |
Hỏa + | Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên núi) |
Càn Kim | Ly Hoả |
1995 | Ất Hợi | Quá Vãng Chi Trư (Lợn hay đi) |
Hỏa - | Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên núi) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1996 | Bính Tý | Điền Nội Chi Thử (Chuột trong ruộng) |
Thủy + | Giản Hạ Thủy (Nước khe suối) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1997 | Đinh Sửu | Hồ Nội Chi Ngưu (Trâu trong hồ nước) |
Thủy - | Giản Hạ Thủy (Nước khe suối) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1998 | Mậu Dần | Quá Sơn Chi Hổ (Hổ qua rừng) |
Thổ + | Thành Đầu Thổ (Đất trên thành) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1999 | Kỷ Mão | Sơn Lâm Chi Thố (Thỏ ở rừng) |
Thổ - | Thành Đầu Thổ (Đất trên thành) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
2000 | Canh Thìn | Thứ Tính Chi Long (Rồng khoan dung) |
Kim + | Bạch Lạp Kim (Vàng sáp ong) |
Ly Hoả | Càn Kim |
2001 | Tân Tỵ | Đông Tàng Chi Xà (Rắn ngủ đông) |
Kim - | Bạch Lạp Kim (Vàng sáp ong) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2002 | Nhâm Ngọ | Quân Trung Chi Mã (Ngựa chiến) |
Mộc + | Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2003 | Quý Mùi | Quần Nội Chi Dương (Dê trong đàn) |
Mộc - | Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương) |
Càn Kim | Ly Hoả |
2004 | Giáp Thân | Quá Thụ Chi Hầu (Khỉ leo cây) |
Thủy + | Tuyền Trung Thủy (Nước trong suối) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
2005 | Ất Dậu | Xướng Ngọ Chi Kê (Gà gáy trưa) |
Thủy - | Tuyền Trung Thủy (Nước trong suối) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
2006 | Bính Tuất | Tự Miên Chi Cẩu (Chó đang ngủ) |
Thổ + | Ốc Thượng Thổ (Đất nóc nhà) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
2007 | Đinh Hợi | Quá Sơn Chi Trư (Lợn qua núi) |
Thổ - | Ốc Thượng Thổ (Đất nóc nhà) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
2008 | Mậu Tý | Thương Nội Chi Thư (Chuột trong kho) |
Hỏa + | Thích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
2009 | Kỷ Sửu | Lâm Nội Chi Ngưu (Trâu trong chuồng) |
Hỏa - | Thích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét) |
Ly Hoả | Càn Kim |
2010 | Canh Dần | Xuất Sơn Chi Hổ (Hổ xuống núi) |
Mộc + | Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2011 | Tân Mão | Ẩn HuyệtChi Thố (Thỏ) |
Mộc - | Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2012 | Nhâm Thìn | Hành Vũ Chi Long (Rồng phun mưa) |
Thủy + | Trường Lưu Thủy (Nước chảy mạnh) |
Càn Kim | Ly Hoả |
2013 | Quý Tỵ | Thảo Trung Chi Xà (Rắn trong cỏ) |
Thủy - | Trường Lưu Thủy (Nước chảy mạnh) |
Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
2014 | Giáp Ngọ | Vân Trung Chi Mã (Ngựa trong mây) |
Kim + | Sa Trung Kim (Vàng trong cát) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
2015 | Ất Mùi | Kính Trọng Chi Dương (Dê được quý mến) |
Kim - | Sa Trung Kim (Vàng trong cát) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
2016 | Bính Thân | Sơn Thượng Chi Hầu (Khỉ trên núi) |
Hỏa + | Sơn Hạ Hỏa (Lửa trên núi) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
2017 | Đinh Dậu | Độc Lập Chi Kê (Gà độc thân) |
Hỏa - | Sơn Hạ Hỏa (Lửa trên núi) |
Khảm Thuỷ | Cấn Thổ |
2018 | Mậu Tuất | Tiến Sơn Chi Cẩu (Chó vào núi) |
Mộc + | Bình Địa Mộc (Gỗ đồng bằng) |
Ly Hoả | Càn Kim |
2019 | Kỷ Hợi | Đạo Viện Chi Trư (Lợn trong tu viện) |
Mộc - | Bình Địa Mộc (Gỗ đồng bằng) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2020 | Canh Tý | Lương Thượng Chi Thử (Chuột trên xà) |
Thổ + | Bích Thượng Thổ (Đất tò vò) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2021 | Tân Sửu | Lộ Đồ Chi Ngưu (Trâu trên đường) |
Thổ - | Bích Thượng Thổ (Đất tò vò) |
Càn Kim | Ly Hỏa |
2022 | Nhâm Dần | Quá Lâm Chi Hổ (Hổ qua rừng) |
Kim + | Kim Bạch Kim (Vàng pha bạc) |
Khôn Thổ | Khảm Thủy |
2023 | Quý Mão | Quá Lâm Chi Thố (Thỏ qua rừng) |
Kim - | Kim Bạch Kim (Vàng pha bạc) |
Tốn Mộc | Khôn Thổ |
2024 | Giáp Thìn | Phục Đầm Chi Lâm (Rồng ẩn ở đầm) |
Hỏa + | Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to) |
Chấn Mộc | Chấn Mộc |
2025 | Ất Tỵ | Xuất Huyệt Chi Xà (Rắn rời hang) |
Hỏa - | Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to) |
Khôn Thổ | Tốn Mộc |
2026 | Bính Ngọ | Hành Lộ Chi Mã (Ngựa chạy trên đường) |
Thủy + | Thiên Hà Thủy (Nước trên trời) |
Khảm Thủy | Cấn Thổ |
2027 | Đinh Mùi | Thất Quần Chi Dương (Dê lạc đàn) |
Thủy - | Thiên Hà Thủy (Nước trên trời) |
Ly Hỏa | Càn Kim |
2028 | Mậu Thân | Độc Lập Chi Hầu (Khỉ độc thân) |
Thổ + | Đại Trạch Thổ (Đất nền nhà) |
Cấn Thổ | Đoài Kim |
2029 | Kỷ Dậu | Báo Hiệu Chi Kê (Gà gáy) |
Thổ - | Đại Trạch Thổ (Đất nền nhà) |
Đoài Kim | Cấn Thổ |
2030 | Canh Tuất | Tự Quan Chi Cẩu (Chó nhà chùa) |
Kim + | Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức) |
Càn Kim | Ly Hỏa |
3. Ý Nghĩa 8 Cung Mệnh Trong Tử Vi
Trong tử vi trọn đời, tất cả tuổi và năm sinh của cả nam và nữ được chia thành 8 cung mệnh, bao gồm : Càn, Khảm, Tốn, Chấn, Cấn, Ly, Khôn, và Đoài. Mỗi cung mệnh này có mối liên quan đặc biệt đến ngũ hành và mang theo ý nghĩa độc đáo về tính cách hoặc người đại diện.

3.1. Cung mệnh Càn là gì ?
Trong lĩnh vực tử vi, cung mệnh Càn đại diện cho người cha, người đứng làm trụ cột của gia đình. Cung Càn thuộc ngũ hành Kim và phương vị Tây Bắc. Màu sắc đại diện cho cung này là trắng, xám, và bạc.
3.2. Cung mệnh Khôn là gì ?
Cung Khôn đại diện cho người mẹ, mang ý nghĩa về sự mềm mại, tình cảm và lòng bao bọc gia đình. Cung Khôn thuộc ngũ hành Thổ và phương vị Tây Nam. Màu sắc đại diện cho cung này là vàng và nâu.
3.3. Cung mệnh Chấn là gì ?
Cung Chấn đại diện cho người con trai lớn trong gia đình, thường được coi là trưởng nam. Cung này mang ý nghĩa về sự mạnh mẽ, khí khái và khả năng dẫn dắt. Cung Chấn thuộc ngũ hành Mộc và phương vị Đông. Màu sắc đại diện cho cung này là xanh lá cây.
3.4. Cung mệnh Tốn là gì ?
Cung Tốn đại diện cho người con gái lớn trong gia đình, thường là trưởng nữ. Ý nghĩa của cung này là sự ôn hòa, kiên nhẫn và khả năng chịu phục tùng. Cung Tốn cũng thuộc ngũ hành Mộc và phương vị Đông Nam. Màu sắc đại diện cho cung Tốn là xanh lá cây.
3.5. Cung mệnh Khảm là gì ?
Cung Khảm đại diện cho người con trai thứ trong gia đình và mang ý nghĩa về sự linh hoạt, khả năng thích ứng và tự tin. Cung Khảm thuộc ngũ hành Thủy và phương vị Bắc. Màu sắc đại diện cho cung Khảm là đen và xanh dương.
3.6. Cung mệnh Đoài là gì ?
Cung Đoài đại diện cho người con gái út trong gia đình, thường được gọi là ấu nữ. Cung Đoài mang ý nghĩa về sự mềm mỏng và khéo léo. Cung Đoài thuộc ngũ hành Kim và phương vị chính Tây. Màu sắc đại diện cho cung Đoài là trắng, xám và bạc.
3.7. Cung mệnh Cấn là gì ?
Cung Cấn đại diện cho người con trai út trong gia đình và mang ý nghĩa về sự nhạy cảm và đáng tin cậy. Cung Cấn thuộc ngũ hành Thổ và phương vị Đông Bắc. Màu sắc đại diện cho cung Cấn là vàng và nâu.
3.8. Cung mệnh Ly là gì ?
Cung mệnh Ly đại diện cho người con gái thứ trong gia đình và mang ý nghĩa về sự sáng suốt và trí tuệ. Cung Ly thuộc ngũ hành Hỏa và phương vị chính Nam. Màu sắc đại diện cho cung Ly là tím, đỏ và hồng.
4. Các Khái Niệm Liên Quan Cung Mệnh
4.1. Phân biệt cung mệnh và sinh mệnh
Khái niệm cung mệnh thường bị hiểu lẫn với sinh mệnh, nhưng chúng có sự khác biệt quan trọng. Sinh mệnh được xác định từ lúc một người mới ra đời. Mỗi năm sinh tạo ra một sinh mệnh cụ thể, mô tả thuộc tính bẩm sinh của người đó, ví dụ như Hải Trung Kim, Lộ Bàng Thổ, Đại Lâm Mộc… và không phân biệt giới tính.
Ví dụ, cả nam và nữ sinh năm 1985 đều có sinh mệnh là Hải Trung Kim. Trong khi đó, cung mệnh được tính toán dựa trên cung phi bát trạch trong Kinh Dịch và có sự khác biệt giữa giới tính nam và nữ.
Trong lĩnh vực tử vi, tác động của sinh mệnh chủ yếu được tính từ lúc mới sinh đến khi đủ 30 tuổi. Sau tuổi 30, tác động này dần giảm, trong khi cung mệnh sẽ gắn liền với cuộc đời của người đó, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mối quan hệ giữa các yếu tố trong tử vi của họ.
Vì vậy, sinh mệnh thường được xem xét cho việc cưới hỏi, các hoạt động hàng ngày, trong khi cung mệnh đóng vai trò quan trọng trong các quyết định lớn như việc xây dựng nhà cửa, lựa chọn mộ và các sự kiện quan trọng trong cuộc đời.

4.2. Cung mệnh trong Tử vi
Cung mệnh, còn được gọi là thân mệnh, trong tử vi là một trong 12 cung quan trọng như cung quan lộc, cung phụ mẫu, hay cung tử tức… Tử vi là một lĩnh vực thuộc huyền học và phong thủy, được sử dụng để khám phá và dự đoán vận hạn, sự may mắn trong cuộc sống.
Cung mệnh trong tử vi của một người có khả năng cung cấp thông tin tổng quan về cuộc đời của họ trong nhiều mặt, bao gồm sự nghiệp, gia đình, con cái, hôn nhân, và nhiều khía cạnh khác. Có thể nói rằng mọi khía cạnh của cuộc đời bắt đầu từ cung mệnh. Cung này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá số phận của một người qua lá số tử vi của họ.
Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện về số mệnh, cung mệnh luôn được xem xét kết hợp với các yếu tố khác trong tử vi, tạo nên một bức tranh chi tiết và chính xác về cuộc đời của người đó.
4.3. Xem cung mệnh hợp nhau – Cung mệnh vợ chồng
Mặc dù không có liên quan trực tiếp đến phong thủy trong việc lựa chọn nơi ở, khái niệm về cung mệnh vợ chồng vẫn thu hút sự quan tâm đặc biệt, đặc biệt trong việc lựa chọn người để kết hôn.
Cung mệnh vợ chồng là gì ?
Cung mệnh vợ chồng đề cập đến việc xác định xem cung mệnh của hai người, người nam và người nữ, có hợp nhau không trước khi kết hôn.
Theo phong tục truyền thống của người Việt, trước khi tổ chức lễ cưới, hai gia đình thường tìm đến một thầy phong thủy hoặc người làm nghề tướng số để xem tử vi vợ chồng. Mục tiêu là xác định xem hai người có hợp nhau không dựa trên cung mệnh của họ. Nếu cung mệnh không hợp nhau, hai gia đình sẽ phải tìm cách hóa giải hoặc thậm chí từ bỏ ý định kết hôn.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều gia đình không còn tuân theo quan niệm này mà thay vào đó, họ tìm kiếm cách thức để hợp pháp hóa quá trình kết hôn dù cung mệnh không hợp nhau.
Bảng tra cung mệnh vợ chồng
Để xem xét việc cung mệnh của vợ và chồng có hợp nhau hay không, ngoài việc tham khảo ý kiến từ thầy phong thủy, người ta còn có thể sử dụng bảng tra cung mệnh vợ chồng như sau:

Cung Mệnh Vợ Chồng Hợp Nhau:
- Sinh khí
- Diên niên
- Phục vị
Cung Mệnh Vợ Chồng Không Hợp Nhau:
- Tuyệt mệnh
- Ngũ quỷ
- Lục sát
- Họa hại
Việc tra cứu thông tin trên bảng này đòi hỏi bạn phải biết cung mệnh của cả hai bên trước. Nếu kết quả cho thấy cung mệnh của vợ và chồng hợp nhau thành một trong những loại đầu tiên, tức là Sinh khí, Diên niên, hoặc Phục vị, thì đó được coi là một điều tốt trong hôn nhân. Trong trường hợp kết quả thuộc loại Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát, hoặc Họa hại, thì có thể có một số thách thức trong hôn nhân cần phải đối mặt.
4.4. Niên mệnh là gì ?
Niên mệnh, còn được gọi là mệnh theo ngũ hành của năm sinh, chính là cách chúng ta kết nối cuộc sống của mình với ngũ hành tương ứng với năm mình sinh ra. Mỗi năm âm lịch sẽ thuộc về một trong ngũ hành, và người sinh vào năm đó sẽ mang ngũ hành đó trong niên mệnh của họ.
Ví dụ, nếu bạn sinh vào năm 1985, niên mệnh của bạn sẽ là Kim, tượng trưng cho ngũ hành Kim. Điều này có nghĩa là trong cuộc sống của bạn, ngũ hành Kim sẽ có sự hiện diện đặc biệt và ảnh hưởng đến tính cách, sự nghiệp, và cuộc sống gia đình của bạn. Niên mệnh là một phần quan trọng trong việc xem xét tương lai và định hình vận mệnh của chúng ta theo quan niệm phong thủy.
4.5. Vận mệnh là gì ?
Vận mệnh, từ danh tiếng đến ngày chúng ta kết hôn hay sự thay đổi trong sự nghiệp, chính là sự biến đổi không thể tránh khỏi trong cuộc sống của mỗi người. Đây là một khái niệm mà các chuyên gia phong thủy và tử vi sử dụng để dự đoán những biến đổi tiềm ẩn trong tương lai của một người.
Những thầy phong thủy và nhà tử vi sẽ dựa vào nguyên tắc và quy tắc của các hệ thống bói toán để phân tích và hiểu về vận mệnh của bạn. Qua việc xem xét các yếu tố như thời gian, ngày tháng năm sinh, họ giúp bạn nhìn thấy những cơ hội và thách thức sắp tới, từ đó bạn có thể lựa chọn hướng đi tốt nhất cho cuộc đời của mình. Vận mệnh không phải là điều không thay đổi được, nhưng là một khía cạnh của cuộc sống mà bạn có thể thấu hiểu và tận dụng để đạt được sự thành công và hạnh phúc.
5. Ứng Dụng Cung Mệnh Trong Phong Thủy Nhà Ở
Cung mệnh, là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, liên kết từ lúc chào đời cho đến khi kết thúc hành trình này. Trong phong thủy, cung mệnh là ngôi sao dẫn đường, giúp chúng ta hiểu về sự tương hợp và xung khắc giữa các ngũ hành. Nó còn giúp xác định hướng nhà cửa, sửa sang xây dựng ngôi nhà, và thậm chí cả việc bố trí nội thất, chọn màu sắc hợp tuổi.

5.1. Xác định Ngũ hành tương sinh tương khắc
Ngũ hành là nguyên tố cơ bản của mọi sự vật, bao gồm mệnh Kim, mệnh Mộc, mệnh Thủy, mệnh Hỏa, và mệnh Thổ. Để đạt được sự cân bằng trong cuộc sống, phong thủy sử dụng cung mệnh để xác định ngũ hành của bạn và từ đó lựa chọn màu sắc, chất liệu phù hợp cho không gian của bạn.
Ví dụ, nếu bạn thuộc cung mệnh Càn (nguyên tố Kim), bạn nên sử dụng màu trắng, xám, hoặc bạc để tạo sự cân bằng, và tránh các màu có nguyên tố Thổ như màu vàng hoặc nâu nhạt.
5.2. Tính hướng tốt làm nhà
Theo lý thuyết phong thủy bát trạch, khi bạn biết cung mệnh của mình, bạn có thể xác định hướng tốt cho việc xây dựng nhà ở. Ví dụ, nếu bạn thuộc cung mệnh Càn, và nhà bạn nằm ở hướng Đoài, đó là một sự kết hợp tốt, mang lại sự Sinh khí. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc cung mệnh Càn và nhà bạn nằm ở hướng Tốn, đó là một sự kết hợp xấu, mang lại Họa hại.

Nếu bạn không biết cách tính toán và kết hợp mệnh cung với hướng nhà, bạn có thể sử dụng các công cụ tra cứu sẵn có để xác định các hướng tốt và xấu dựa trên năm sinh của bạn. Ví dụ:
- Những người có cung mệnh là Càn, Đoài, Cấn, Khôn thuộc nhóm Tây tứ mệnh. Nên chọn nhà hướng Tây tứ trạch, bao gồm các hướng: Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc.
- Những người có cung mệnh Chấn, Tốn, Ly, Khảm thuộc nhóm Đông tứ mệnh, nên chọn nhà hướng Đông tứ trạch, bao gồm các hướng: Đông, Đông Nam, Bắc, Nam.
Mỗi hướng nhà sẽ thuộc một trong hai nhóm: hướng tốt và hướng xấu, chẳng hạn như Sinh khí, Thiên y, Phúc đức, Phục vị (nhóm hướng tốt); Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát, Họa hại (nhóm hướng xấu). Nếu bạn phát hiện rằng hướng của ngôi nhà bạn thuộc nhóm xấu đối với cung mệnh cá nhân, có thể cần thực hiện các biện pháp hóa giải để cân bằng năng lượng.
Lời Kết
Bài viết trên đây của Nhà Phố Đồng Nai đã giải thích cung mệnh là gì, cách tính cung mệnh hay bảng tra cung mệnh sẵn có cho bạn tìm hiểu. Bên cạnh đó, các thông tin về ý nghĩa của cung mệnh, ứng dụng cung mệnh trong phong thủy nhà ở hi vọng sẽ hữu ích cho bạn. Để tìm hiểu thêm các khái niêm khác trong tử vi của 12 con giáp bạn có thể tham khảo chuyên mục Tử Vi của của chúng tôi để biết thêm chi tiết. Chúc bạn có những kế hoạch hoàn hảo cho ngày mới vui vẻ !